Giới thiệu về SÂM CÚC PHƯƠNG

SẢN VẬT CỦA RỪNG NGUYÊN SINH

GIỚI THIỆU SÂM CÚC PHƯƠNG

Sâm Cúc Phương Tên khoa học: Abelmoschus Sagittifolius Merr.

Sâm Cúc Phương xưa kia còn được gọi là Sâm tiến vua, bởi dân gian lưu truyền rằng: Năm 968 Vua Đinh Tiên Hoàng xưng đế, Nhà Hán rất bực tức nên năm 971 cử tướng Lý Giác mang quân sang đánh Đại Cồ Việt. Trong trận này tướng quân Đỗ Long (Thần tướng nhà Đinh) bị địch bao vây nên phải rút rừng nguyên sinh (rừng Cúc Phương). Khi quân lương hết quân lính phải tìm xông vào rừng để tìm kiếm thức ăn để sống. Trong tử có sinh, quân lính của ngài đã tìm được một loại cây có hoa như mặt người cười, lá như bàn tay 5 ngón, quả như trái tim, hạt như quả thận, đào củ thấy có tay, có chân, thần thái như người nên đã ăn thử. Thật bất ngờ chỉ sau một canh giờ người lính đang mệt mỏi bỗng thấy mình khỏe mạnh như chưa từng xung trận.

Thấy vậy tướng Đỗ Long đã cho tìm đào củ cây này để làm quân lương, thật không thể ngờ chỉ sau 1 thời gian dùng, đạo quân của ông khỏe mạnh gấp bội, 1 có thể chọi 10, khí thế hừng hực. Nhờ đó Ngài đã tổ chức phản công đánh tan tác quân Nam Hán, bắt sống Lý Giác.

Sau khi khải hoàn, Tướng Đỗ Long đã dâng câu truyện và tác dụng thần kỳ của cây này lên vua Đinh Tiên Hoàng. Từ đó người ta đã gọi là Cây Tiến Vua, sau này người đời chỉnh lại là Sâm Tiến Vua.

Do là cây quý nên đã dấu kín vùng trồng ở thung lũng vùng núi Tràng An và rừng Cúc Phương, ít người biết được. Khi Vua Đinh bất ngờ qua đời, tướng Đỗ Long cũng không còn, cây này thất lạc vùng rừng núi không còn thông tin gì nữa.

Mãi đến thế kỷ thứ XII  cây này lại một lần nữa được Thiền sư Thích Minh Không dùng trong bài thuốc để chữa bệnh ” Hóa hổ” của Vua Lý Thần Tông. Truyện kể rằng: Thiền sư đã mò kim dưới đáy vạc dầu đang sôi để châm vào các huyệt đạo, sau đó dùng cây thảo dược có những đặc đểm hình thái giống như các bộ phận của người ở vùng rừng sâu núi thẳm (đó chính là cây Sâm Cúc Phương), lấy củ của nó xay thành bột cho Vua ăn, lấy thân cây sao sắc uống hàng ngày. Chỉ sau 3 tháng 10 ngày vua đã khỏi bệnh. Vua khỏi bệnh do được khai huyệt đạo kết hợp với bổ sung các chất quý có trong bột củ Sâm đã giúp đào thải độc tố, bổ sung vi chất nên cơ thể khỏe mạnh, xương cốt vững chắc, sinh lực sung mãn, bệnh tật tan biến, đồng thời kết hợp với uống trà cây Sâm hàng ngày giúp tinh thần sảng khoái, hỷ lạc ngon giấc nhờ đó Vua khỏe mạn trở lại nên bệnh “Hóa hổ”tự tan biến.

Không chỉ chữa cho Vua hết bệnh “hóa hổ” mà Thiền Sư Thích Minh Không còn dùng cây sâm này để chữa hiếm muộn cho vợ chồng Phủ Doãn Tràng An – Tô Trung đã sinh hạ  ra Tô Hiến Thành ( là Công thần 3 đời Vua Lý).

Đến thế kỷ 18 cây này được đại danh y Hải Thượng Lãn Ông dùng vào các bài thuốc của mình chữa được một số bệnh như: cơ thể suy nhược, ăn kém, ngủ kém, đau lưng, đau mình mẩy, đau đại tràng, đào thải độc trong gan, trong máu, trị các chứng ho sốt nóng, táo bón, hóa khát, thông tiểu tiện, điều kinh, chữa các bệnh phổi, bạch đới….

Sau này khoa học phát triển, nhiều nhà khoa học của Việt Nam (GS Đỗ Tất Lợi, PGS Trương Công Luận và các cộng sự) đã tham gia nghiên cứu về loại cây Sâm này. Cây Sâm này được nhà thực vật học người Mỹ là Elmer Drew Merrill đặt tên theo danh pháp quốc tế là Abelmoschus Sagittifolius năm 1924.

Đến năm 2020 Thày giáo Nguyễn Đức Tuấn thực hiện đề tài “Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, thành phần và tác dụng của các chất trong cây Sâm Cúc Phương”. Thấy cây có nhiều chất quý nên đã nhân rộng, bảo tồn nguồn dược liệu quý này ở khu vực ven rừng nguyên sinh Cúc Phương.

Sâm trồng trên thảm đất khoáng vô cùng đặc biệt, lại được chăm sóc hoàn toàn theo hữu cơ, không dùng phân bón hóa học mà chỉ dùng phân chuồng ủ vi sinh, kết hợp với đạm cá, dịch trùn quế; được tưới bằng nước suối chảy từ trong rừng ra, cộng với khí hậu và thảm thực vật đặc biệt đã tạo ra những chất vô cùng quý trong Sâm Cúc Phương.

Mọi chi tiết xin liên hệ với chủ nhiệm đề tài theo số điện thoại: 0867.000.181